This article is a translated version of What we look for in a resume of Huyen Chip. She is a writer and computer scientist. She is also a lecturer of the course CS329S at Stanford University. I really admire her for her journey and contribution to the community.

Disclaimer:

  • I don’t speak for her. I translate this post because I find it useful for me and others (maybe). If you find any suspicious content, please navigate to the original article to confirm it. Feel free to contact me if neccessary. I really appreciate your comments so that I can complete this post.
  • There are some words that I intentionally kept them in English because they are very common words, or there is no Vietnamese word best describing them.
  • I’m not good at writing and I’m trying to improve it. I failed in the entrance test to my high school due to my bad writing. Be gentle and remember that I’m always willing to receive your comments.

Mình cần gì ở một CV

Từ khi đăng tin tuyển dụng, công ty mình nhận được 150 đến 200 hồ sơ mỗi tháng và mình đọc hết từng hồ sơ. Đôi khi mình trao đổi với những ứng viên và thấy rằng những điểm mạnh của họ không hề được đề cập đến trong CV. Hôm trước, có một ứng viên bảo rằng bạn ấy không nghĩ sẽ có người đọc CV của mình một cách thủ công. Nếu biết trước, bạn ấy đã viết CV theo cách khác.

Các ứng viên gần như không biết công ty sẽ đánh giá CV của họ theo cách nào. Cũng không có gì lạ bởi vì rất hiếm nhà tuyển dụng nào công bố quy trình đánh giá của họ. Nên mình nghĩ bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.

CV (hay Resume) có thể hiểu theo nghĩa đen hoặc là một profile Linkedin. Nếu tài khoản LinkedIn của bạn cập nhật đầy đủ thông tin mà bạn muốn chia sẻ thì cũng có thể xem đó như một CV. Một số nhà tuyển dụng mà mình biết thích xem profile LinkedIn hơn vì nó tiện lợi hơn, rất dễ để tìm kiếm thông tin họ cần (như logo công ty, thời gian làm việc ở công ty). Một cách khác là bạn có thể chia sẻ trang web cá nhân để giới thiệu bản thân, cũng là một cách khá hiệu quả.

Nếu như bạn nộp đơn vào một công ty startup, mình hi vọng những chia sẻ của mình có thể giúp các bạn hiểu được các nhà tuyển dụng đang muốn gì, và từ đó tạo ra một CV hiệu quả nhất, không chỉ với công ty của mình mà cả các công ty khác nữa. Lưu ý là mỗi công ty có cách tuyển dụng khác nhau, những điều mình nêu ở đây có thể không đúng với một số công ty khác.

Tìm việc rất tốn thời gian và công sức, mình ví nó như việc mò mẫm trong đêm vậy. Mình mong các công ty có thể minh bạch về những yêu cầu của họ để các ứng viên có thể quyết định xem mình có phù hợp để ứng tuyển hay không.

Đính chính:

  1. Công ty mình chủ yếu tuyển vị trí về học máy, vì vậy bài viết có thể không áp dụng được cho các vị trí khác.
  2. Công ty mình khá nhỏ nên công việc bọn mình tuyển rất cụ thể. Nếu như hiện tại bạn không phù hợp với công ty mình, không có nghĩa là bạn không tốt, và cũng không có nghĩa trong tương lai bạn vẫn không phù hợp với công ty mình.

1. Cách tiếp cận của công ty mình

Công ty start up như bọn mình rất khác với những công ty lớn như Google. Vì vậy mà cách các bạn ứng tuyển vào công ty start up cũng khác với công ty lớn. Một số điểm khác biệt bao gồm:

  1. Công ty mình không sử dụng hệ thống tự động để xét duyệt hồ sơ
    Vâng, bọn mình đọc tất cả hồ sơ. Có nghĩa là những thủ thuât mà các bạn áp dụng để qua mặt các hệ thống đó, ví dụ như sử dụng những từ khóa hay chỉ số, đều không hiệu quả với công ty mình. Thậm chí là còn tệ hơn, bởi vì bạn đã dành một một phần CV cho việc qua mặt hệ thống tự động, và những phần đó gần như không liên quan đến thứ bọn mình cần.

  2. Bọn mình cần lý do để say yes
    Với môt công ty công nghệ lớn, tiếp nhận một số lượng lớn hồ sơ ứng tuyển, họ cần cách để lọc bỏ những hồ sơ không phù hợp, hay nói cách khác, họ cần lý do để say no. Ví dụ như thuât toán của họ sẽ loại bỏ những ứng viên thiếu số năm kinh nghiệm, hoặc thiếu một số từ khóa nào đó. Ngược lại, bọn mình đánh giá hồ sơ một cách tổng quan, nếu hồ sơ của bạn thể hiện được những thứ bọn mình cần, bọn mình sẽ liên hệ để tìm hiểu sâu hơn.

2. Trình bài chuyên môn, không phải liệt kê từ khóa

Khoảng 90% các hồ sơ nộp cho công ty mình liệt kê một danh sách dài các từ khóa kỹ năng. Ví dụ như:

cv1 cv2 cv3

Thoạt đầu tiên nhìn vào mình không hiểu mục đích của việc này là gì. Theo mình:

  1. Liệt kê kiểu này rất thiếu tính thuyết phục. Việc “biết” và “giỏi” một thứ gì đó khác xa nhau hoàn toàn.
  2. Việc này làm yếu hồ sơ của bạn. Ví dụ, nếu bạn xem những kỹ năng cơ bản như Jupyter Notebook hay Git là một lợi thế của mình (lý do duy nhất để bạn điền chúng vào hồ sơ), bọn mình sẽ mặc định rằng bạn không có bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào khác.
  3. Để giỏi ở một lĩnh vực hay kỹ năng cần có thời gian. Mình sẽ đặt nghi vấn nếu một người nói mình là chuyên gia ở quá nhiều lĩnh vực.

Trong lúc đi tìm lí do, mình tìm thấy một loạt các bài viết hướng dẫn cách để qua mặt các hệ thống sàng lọc sơ yếu lí lịch tự động. Những bài này chỉ ra rằng các công ty lớn nhận về vô số hồ sơ xin việc, các nhà tuyển dụng cài đặt để giữ lại những hồ sơ có chứa các từ khóa nhất định. Vì không chắc những từ khóa này là gì, các ứng viên liệt kê tất cả những từ mà họ có thể nghĩ tới vào CV.

Đây là một chiến lược không khôn ngoan khi nộp vào các công ty startup như công ty của mình. Họ không cần những từ khóa ấy, họ cần những ứng viên thể hiện chuyên môn của mình. Dưới đây là một số cách:

  1. Cho họ thấy cách bạn học được hoặc sử dụng kỹ năng nào đó vào công việc của mình Xét hai ứng viên cùng đề cập đến Flink trong CV của họ. Bạn sẽ chọn ứng viên nào?
    • Ứng viên A liệt kê Flink là một trong số 30 từ khóa kỹ năng của họ ở mục Technical skill.
    • Ứng viên B giải thích cách họ dung Flink vào công việc trước đó: “Làm việc với nền tảng tính toán đặc trưng được xây dựng dựa trên Apache Flink, có thể xử lý 100,000 events mỗi giây và phục vụ 10 mô hình học máy”. Trong quá trình phỏng vấn, ứng viên B có thể giải thích vì sao họ chọn Flink thay vì các lựa chọn khác, những khó khăn họ gặp phải, và dẫn đến lý do họ chọn Flink. Chắc chắn bạn này sẽ thuyết phục được mình.
  2. Chia sẻ kiến thức chuyên môn của bạn trên những kênh cộng đồng như StackOverflow, đóng góp vào mã nguồn mở, bài báo, hay blog. Đây là một số ví dụ sẽ thuyết phục được mình tin vào chuyên môn của một ứng viên ở một kỹ năng nào đó:
    • Ứng viên gửi cho mình profile StackOverflow của họ, cho thấy họ đã trả lời hơn 100 câu hỏi về JavaScript.
    • Ứng viên có danh sách các commit merge vào mã nguồn của PyTorch.
    • Ứng viên có trang blog chia sẻ chi tiết về một chủ đề X nào đó, khiến bọn mình phải: “Ồ, bạn này thật sự hiểu về X đấy!”.

Tất nhiên bọn mình cũng hiểu không phải ai cũng có thời gian đóng góp cho cộng đồng như vậy, nên mục số 2 không bắt buộc phải có.

3. Ứng viên phải hoàn thành được công việc

Nhiều người bị thu hút bởi công ty start up vì tầm nhìn của họ: Những gì công ty start up này có thể làm trong 5 đến 10 năm tới. Tuy nhiên, khi bạn tham gia vào startup, điều thật sự quan trọng là bạn phải làm việc mỗi ngày. Khi mình còn làm ở Snorkel, sếp mình có nói: “Startup không phải tự nhiên mà phải triên nhanh hơn các công ty lớn đâu. Start phải phát triển nhanh vì nó buộc phải như vậy”. Chúng ta phải hoàn thành công việc. Để có thể đi nhanh, chúng ta cần những người không ngại xắn tay áo lên và giải quyết những thử thách khó khăn.

Hai đặc điểm mà mình cần để đánh giá một ứng viên có thể hoàn thành công việc hay không, chính là: tính chủ động và tính kiên trì. Nếu bạn có kinh nghiệm về hai thứ đó, hãy thêm chúng vào CV của mình.

Sự chủ động

Để hoàn thành bất cứ việc gì, điều đầu tiên là mình phải chủ động bắt tay vào làm. Có rất nhiều người có thể nhìn ra vấn đề, nhưng chẳng mấy ai sẽ tự giác đi giải quyết nó. Công ty cần những người khi thấy vấn đề, họ chủ động bắt tay vào giải quyết nó mà không cần chờ người khác nhắc nhở. Công ty tìm kiếm những người tự giác trong các công việc trước đó của họ, ví dụ như:

  • Tham gia một câu lạc bộ, đội nhóm, dự án. Dự án mà bạn làm không nhất thiết phải là mới mẻ. Những dự án như viết tài liệu, hay cải thiện CI/CD sẽ được đánh giá rất cao.
  • Tham gia một startup. Một founder đã từng nói với mình những lần tuyển dụng đúng đắn nhất của ông ấy là chọn những người đã từ mở một công ty, thậm chí đã từng thất bại với nó.

Sự kiên trì

Khi đã bắt đầu làm việc gì đó, ta cần sự kiên trì để hoàn thành nó. Một số dấu hiệu của sự kiên trì:

  • Lịch sử commit đều đặn cả năm trên Github.
  • Giỏi một việc gì đó cần đến sự kiên trì, ví dụ như Kaggle master, người chơi cờ (?), vận động viên chuyên nghiệp,v.v.
  • Đã từng tham gia và gắn bó với một công ty startup.

Mình hơi cân nhắc với những bạn nhảy việc quá thường xuyên, ví dụ như 5 công ty trong 5 năm. Mình hiểu là không phải tất cả mọi công việc đều phù hợp, cũng ổn thôi, đôi lúc ta phải biết từ bỏ và tiếp tục với công việc mới. Tuy nhiên, nhảy việc liên tục có thể làm người khác cho rằng mình là người mau chán, dễ từ bỏ. Làm một công ty trong một năm không đủ để mình hiểu sâu các khía cạnh của công việc và tạo ra những đóng góp đáng kể.

Làm việc ở startup rất khó khăn, và chúng mình không muốn một nhân viên đến và rời đi khi chỉ vừa gặp một tí thử thách. Công ty cần một người gắng bó và giúp đỡ qua những giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Trong quá trình đó, mình hy vọng có thể mang đến cho các bạn những kinh nghiệm phong phú để làm hành trang cho những dự định sau này của các bạn.

4. Góc nhìn độc đáo

Startup sinh ra là để giải quyết những vấn đề mà ít công ty nào giải quyết được. Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề ở những khía cạnh mà những người khác không nhìn thấy được. Vì vậy, công ty không cần những người nghĩ theo số đông hay chạy theo thị hiếu. Mình tìm kiếm những người có thể mang đến những góc nhìn độc đáo.

Góc nhìn độc đáo có thể thể hiện qua công việc, lựa chọn trong cuộc sống, cách hành văn, hay những dự án phụ.

Gần đây, mình có một kênh để thảo luận về sàn lọc CV trên nhóm MLOps Discord, và Kyle Kranen, senior deep learning engineer của NVIDIA, khuyến khích các ứng viên: thay vì liệt kê những dự án rập khuôn trên CV, họ nên tập trung vào những điểm độc đáo và thế mạnh của họ hơn.

Dự án rập khuông là những dự án sử dụng những giải pháp phổ biến cho những bài toán phổ biến – titanic, phân tích quan điểm, giao dịch chứng khoán, chatbots – mà không có bất kì cải tiến hay insight nào. Mình thấy khoảng 1/3 các CV đều gặp trường hợp này. Những dự án này phù hợp để bạn thực hành. Mình cũng đã từng thực hành chúng khi mới bắt đầu học. Tuy nhiên, chúng không giúp các bạn nổi bật giữa các ứng viên khác.

Những ví dụ về những dự án thú vị mà mình thấy:

  1. Website cá nhân có thiết kế giống y hệ điều hành MacOS.
  2. Một CLI tự động điều các lệnh bash.
  3. Cánh tay robot làm matcha.

5. Tập trung vào ảnh hưởng, không phải những chỉ số vô nghĩa

Gần đây mình có đặt câu hỏi trên Linkedin vì sao các CV càng ngày quan trọng đến các chỉ số như vậy. Hầu hết các CV mình xem đều dày đặt các con số. Các thông số là để giúp phục vụ giải thích cho một quan điểm nào đó. Tuy nhiên, có nhiều người dùng chúng làm mình thấy bối rối nhiều hơn là ấn tượng. Ví dụ như:

  • Xây dựng một mô hình transformer đạt được 89% độ chính xác (mà không đề cập đến baseline của tác vụ)
  • Làm việc với 15 domain khác nhau
  • Tham gia hơn 300 lần code review (không hiểu ý nghĩa nó là gì. Nếu mình mỗi ngày mình review code một lần, thì chỉ trong môt năm mình đã đạt được con số này. Việc này không nói lên được nhiều điều).

Có người nói với mình rằng: Lời khuyên phổ biến nhất khi viết CV đó là “hãy định lượng ảnh hưởng của bạn”, ví dụ, bạn có thể tiết kiệm bao nhiêu tiền cho công ty, bạn có thể làm chương trình chạy nhanh hơn bao nhiêu lần. Vì lí do này, nhiều bạn nói mình rằng họ cần những con số để thể hiện trên CV của họ. Thỉnh thoảng khi không thể định lượng được ảnh hưởng của mình, các bạn ấy cứ định lượng thứ gì có thể.

Thật không may, không phải tất cả những thứ định lượng được đều có tầm ảnh hưởng. Số lần review code bạn đã tham gia, mà không cung cấp thêm ngữ cảnh nào, thì không thể hiện được điều gì. Sẽ tốt hơn nếu như bạn có thể cho thấy những gì rút ra được từ code review đó giúp gì cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển, cách chúng giúp bạn trở thành một kỹ sư giỏi.

Xác định đóng góp của bản thân

Mọi người tìm việc đều cố gắng làm cho CV của mình tốt nhất có thể. Mình nói chuyện với nhiều bạn ứng viên không thoải mái khi nói ra thành tựu của bản thân, vì họ ngại hoặc khiêm tốn. Đặc biệt việc này xảy ra khá phổ biến với các bạn nữ mình từ tiếp xúc.

Ngược lại, có những bạn đi quá xa so với những gì họ thực sự làm được. Ví dụ, tuần trước, một ứng viên nói với mình rằng bạn ấy có kinh nghiệm trong việc triển khai hệ thống quy mô lớn nhờ một lần thực tập tại Amazon.

Mình để ý thường trong một đội nhóm sẽ có một bạn gánh team. Nếu một ứng viên ghi trong CV của bạn ấy rằng “triển khai một mô hình dự đoán trực tuyến có thể phục vụ 10 triệu người dùng mỗi ngày”. Đến khi phỏng vấn, mình mới nhận ra bạn ấy chẳng liên quan gì đến việc triển khai hay mở rộng ứng dụng hết. Việc của bạn ấy chỉ là sắp xếp dữ liệu từ S3 bucket thôi. Mình đính chính đây vẫn là một kỹ năng rất quan trọng, chỉ là nó không phải thứ bọn mình đang tìm kiếm. Mình đã nói rõ là công ty đang tìm người có kinh nghiệm trong việc triển khai mô hình thành sản phẩm. Bữa phỏng vấn đó đã tốn khá nhiều thời gian của bọn mình và của cả bạn ấy.

Những chỉ số mà mình muốn nhìn thấy

Mình có quan tâm đến các con số, đặc biệt là những con số thể hiện được hai yếu tố sau:

  1. Cách các bạn gắng bó với mục tiêu của tổ chức.
  2. Đóng góp của các bạn để đạt được con số đó.

Đây là một vài ví dụ mà mình thấy thuyết phục:

  • Là thành viên của nhóm 2 nhà khoa học dữ liệu đảm nhận feature engineering cho một hệ thống phát hiện gian lận. Họ đã bổ sung 200 đặc trưng mới, và nhờ đó giảm tỉ lệ false positive từ 20 xuống còn 15%, nhưng vẫn giữ nguyên tỉ lệ false negative.
  • Quản lý bộ nhớ đệ sửng dụng REDIS và bộ nhớ đệm ở lớp ứng dụng cho 2000 QPS, giúp giảm 50% thời gian phản hồi.

cv4

Không phải đóng góp nào cũng đo lường được

Fix bug hay giúp đỡ đồng nghiệp là những đóng góp rất to lớn, nhưng lại rất khó để đo lường. Một số tín hiệu tốt cho thấy việc bạn làm được công nhận và đáng được tuyên dương, ví dụ như:

  • Một giải thưởng nội bộ của công ty (VD: thực tập sinh của năm, nhân viên xuất sắc, giải thưởng sáng lập, thắng một giải lập trình)
  • Thăng tiến, ví dụ, mình rất ấn tượng với những bạn đi lên từ data scientist thành senior MLE, rồi staff MLE trong vòng 4 năm.
  • Được đồng nghiệp và quản lý trước đó đánh giá cao. Công ty mình đã đồng ý và đưa lời đề nghị với một bạn, sau khi hai người giới thiệu của bạn ấy kể bọn mình nghe những cống hiến và tư vấn của bạn ấy cho họ như thế nào.

FAQs

CV có cần viết trong một trang không?

Một ứng viên nói với mình rằng bạn ấy đã không ghi hết những dự án phụ của bạn ấy vào CV chỉ vì bạn ấy sợ CV của mình dài hơn một trang. Nói thật thì mình sẽ không đánh rớt một ứng viên chỉ vì bạn ấy viết CV dài hơn một trang đâu.

Giới hạn một trang là một gợi ý để giúp CV của bạn súc tích hơn thôi. Như nhà toán học người Pháp Blaise Pascal đã từng nói: “Tôi viết bức thư này dài hơn vì tôi không đủ thời gian để làm nó viết nó một cách súc tích”. Bạn viết CV càng dài thì khả năng điểm mạnh của bạn sẽ bị lu mờ càng cao.

Mục đích của CV không phải để trình bày tất cả mọi thứ về bản thân, mà là trình bày những khía cạnh phù hợp nhất của mình với công ty, và thể hiện vì sao bạn sẽ là một mảnh ghép hoàn hảo cho tổ chức của họ. Mình rất ít khi thấy bạn nào hợp với công ty mà không thể viết được tất cả nội dung trong một trang.

Nếu bạn có rất nhiều kinh nghiệm, bạn có nhiều sự lựa chọn hơn để làm nổi bật điểm mạnh của mình. Một CV dài 3 trang mà không tập trung làm nổi bật lợi thế của mình thì có thể xem là thiếu súc tích và bỏ qua những điểm quan trọng.

Điều mình thấy khó khăn hơn đó là các ứng viên thiếu kinh nghiệm không đủ nội dung để viết đầy một trang CV.

Một số tip để rút gọn CV

  1. Xóa những phần lặp lại. Ví dụ như cân nhắc chỉ ghi ra 3 dự án nổi bật nhất thay vì liệt kê cả 5 dự án của cá nhân.
  2. Xóa những kinh nghiêm không liên quan đi, kể cả khi việc này làm hồ sơ của mình bị ngắt quãng. Cá nhân mình không để tâm về việc bạn có khoảng trống giữa thời gian các công việc, ai mà không cần thời gian để nghỉ ngơi, nhìn nhận lại bản thân và giải quyết các công việc cá nhân.
  3. Phần Học vấn có thể viết gọn lại.
  4. Xóa những kinh nghiệm phổ thông như git, notebook, MS Word/Excel.
  5. Định dạng lại văn bản cho tiết kiệm hơn, ví dụ như chia văn bản thành nhiều cột.
  6. Giảm cỡ chữ, khoảng cách lề.

Làm gì khi bạn chưa có kinh nghiệm?

Đây là một câu hỏi khó. Nếu bạn không có những kinh nghiệm cần thiết cho vị trí ứng tuyện, vậy thì bạn ghi gì trong CV cũng không quan trọng, chỉ đơn giản là bạn không hợp với vị trí đó mà thôi.

Mình có ấn tượng với những bạn bù vào những khiếm khuyết ở vị trí ứng tuyển bằng các kinh nghiệm vượt trội các bạn có được ở lĩnh vực trước đó.

Cá nhân mình đã từng làm thực tập sinh ở một startup, thậm chí lúc đó mình không có kinh nghiệm gì ở vị trí họ cần. Nhưng mình đã liên hệ với CEO và trình bày với ông ấy những kinh nghiệm trước đó của mình, cách mình giải quyết vấn đề, và những kỹ năng mình học được có thể áp dụng được cho công ty hiện tại của ông ấy.

It’s a long shot, but it’s a shot.

Thư giới thiệu (cover letter) có cần thiết không?

Với một hồ sơ ứng tuyển, mình sẽ đọc từ CV đến cover letter. Nếu bạn đã có kinh nghiệm và kỹ năng rồi thì mình muốn vào trao đổi luôn mà không cần thư giới thiệu. Một số giám đốc nhân sự nói với mình rằng họ thậm chí còn không đọc đến thư giới thiệu.

Tuy nhiên, mình đánh giá cao nếu một ứng viên viết cover letter giải thích tại sao họ muốn làm cho bọn mình và tại sao họ phù hợp với vị trí tuyển dụng. Với các ứng viên chuyển ngành (chuyển từ ngành khác sang học máy), các bạn có thể giải thích lí do chuyển ngành của mình trong thư giới thiệu.

Thư giới thiệu nên ngắn gọn và súc tích. Nó là email cũng được, không cần là một file pdf.

Những ý quan trọng nên được viết trong CV thay vì cover letter. Đôi khi các ứng viên để những thông tin quan trọng trong email họ gửi cho bọn mình, như vậy thì những ý đó sẽ không được xét đến trong quy trình tuyển dụng chính thức.

Một số tips

Tổng quan

  1. Nếu bạn đang nộp đơn cho công ty startup nhỏ, ít hơn 20 người, thì nên tìm hiểu họ là ai và email trực tiếp cho họ.
  2. Bạn nên gửi file PDF thay vì file chỉnh sửa được như Microsoft Word hay Google Docs. Vì các file này có thể hiển thị khác nhau ở những máy khác nhau.
  3. Nếu người quản lý trước đó có những nhận xét tốt về bạn, hãy đề cập đến nó trong CV. Nhận xét từ người thân hay bạn bè thì không tính nhé.
  4. Đừng sử dụng từ viết tắt, trừ khi bạn biết chắn chắn người đọc CV của bạn hiểu từ đó là gì.

Đường dẫn

  1. Nếu bạn có đóng góp vào các dự án mã nguồn mở, hãy bỏ vào đường link đến dự án hoặc kiến trúc mà bạn tự hào về nó nhất.
  2. Nếu Github của bạn có rất nhiều repo, hãy ghim những dự án quan trọng nhất lên trang chủ (có thể pin tối đa 6 repo). Ngoài ra bạn nên viết README cho những người đọc có thể hiểu về repo của bạn.
  3. Đừng gửi đường link github nếu github của bạn không có gì cả.
  4. Nếu bạn có bài báo thì hãy thêm vào đường dẫn đến profile Google Scholar của bạn.
  5. Nếu bạn là đồng tác giả của một bài báo có nhiều tác giả, hãy in đậm tên bạn trong danh sách tác giả.
  6. Nếu bạn có quá nhiều thứ để ghi vào CV, hãy tạo một website cá nhân. Nếu bạn có kỹ năng lập trình cơ bản, thì bạn hoàn toàn có thể tạo một trang web cá nhân sử dụng Github Pages.

Học vấn

  1. Nếu bạn vẫn còn đi học, đưa phần học vấn lên trước, việc này giúp người đọc biết bạn đang học đến đâu và bạn đang cần điều gì. Nếu bạn đã đi làm, để phần kinh nghiệm làm việc lên trước.
  2. Nếu bạn vẫn còn đi học, ghi rõ năm bạn dự kiến tốt nghiệp để công ty biết khi nào bạn có thể đi làm toàn thời gian.
  3. Nếu bạn đã có hơn 2 năm kinh nghiệm, bỏ phần điểm và môn học ra. Mình quan tâm đến kinh nghiệm làm việc hơn.

Tài liệu về Resume

Có rất nhiều tài liệu về cách viết một CV. Mình để một số ở dưới đây.

  1. Reddit has a great guide on engineering resumes
  2. Writing a great resume : YC Ultimate Startup Job Guide
  3. Google Recruiters Say Using the X-Y-Z Formula on Your Resume Will Improve Your Odds of Getting Hired at Google
  4. Why Resume Screening Doesn’t Work
  5. Companies Need More Workers. Why Do They Reject Millions of Résumés? - WSJ

Kết luận

Viết CV thì chỉ cần một buổi: đó là việc bạn sắp xếp những gì bạn đã làm theo cách giúp bạn nổi bật nhất. Nếu không có gì để ghi vào thì rất khó để viết được nó.

Ngược lại, xây dựng CV là cả một quá trình: liên tục trao dồi kỹ năng, kinh nghiệm, và tiếp thu những đóng góp ý kiến bạn nhận được. Nếu bạn làm tốt việc đó thì bạn thậm chí không cần phải viết CV. Nếu việc bạn làm được các công ty chú ý, họ sẽ tự tìm đến bạn.

Một vài người bạn nói mình rằng xây dựng CV là ý tưởng không hay, bạn chỉ chăm chăm vào làm những việc chỉ để điền vào CV mà bỏ qua những việc ít hào nhoáng hơn như là fix bug hay giúp đỡ đồng nghiệp.

Người mà bọn mình tìm kiếm, không phải la người viết CV giỏi nhất, hay người tạo dựng CV giỏi nhất, bọn mình cần một thành viên cho nhóm, người có thể quán xuyến được công việc. CV có thể không thể hiện được điều đó, và đó là lí do tại sao công ty mình đặc biệt chú trọng việc trao đổi với họ để tìm hiểu kỹ hơn.

Công ty của bọn mình vẫn còn trẻ và vẫn đang học hỏi. Mình rất muốn học cách các tổ chức khác tuyển dụng thành viên, lắng nghe từ các ứng viên để cải thiện quy trình này tốt hơn và dễ dàng hơn với các bạn.